Người bệnh suy thận rất quan tâm tới các phương pháp điều trị, bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những phương pháp điều trị suy thận phổ biến hiện nay.
1. Điều trị suy thận theo tây y
Bộ y tế ban hành phác đồ điều trị cho tình trạng suy thận cấp và bệnh thận mạn như sau:
1.1. Suy thận cấp
Nguyên tắc chung
– Nhanh chóng loại bỏ nguyên nhân gây suy thận cấp nếu có thể (tuỳ từng nhóm nguyên nhân trước thận, tại thận hay sau thận mà có biện pháp điều trị phù hợp).
– Điều chỉnh các rối loạn tuần hoàn, trong đó quan trọng là phục hồi lại lượng máu và dịch, duy trì huyết áp tâm thu 100-120mmHg.
– Phục hồi lại dòng nước tiểu.
– Điều chỉnh các rối loạn nội môi do suy thận cấp gây ra.
– Điều trị triệu chứng phù hợp với từng giai đoạn của bệnh.
– Chỉ định lọc máu ngoài thận khi cần thiết.
– Chú ý chế độ dinh dưỡng, cân bằng nước, điện giải phù hợp với từng giai đoạn của bệnh.
Điều trị theo giai đoạn bệnh
– Giai đoạn tấn công của tác nhân gây bệnh:
- Cố gắng điều trị để loại bỏ nguyên nhân gây bệnh: Bù đủ nước khi có mất nước, loại bỏ tắc nghẽn đường tiểu, rửa dạ dày khi uống mật cá trắm trong 6 giờ đầu,…
- Theo dõi sát tình trạng thiểu niệu, vô niệu để có thể chẩn đoán sớm suy thận cấp.
– Giai đoạn thiểu niệu, vô niệu:
- Giữ cân bằng nước, điện giải.
- Điều trị các rối loạn điện giải khác nếu có.
- Điều trị các triệu chứng và biến chứng khác nếu có tăng huyết áp, suy tim.
- Chỉ định lọc máu cấp.
– Giai đoạn tiểu trở lại:
Chủ yếu là cân bằng nước, điện giải. Cần đo chính xác lượng nước tiểu 24h và theo dõi sát điện giải máu để kịp thời điều chỉnh.
- Khi tiểu > 3 lít/24h: Nên bù dịch bằng đường truyền tĩnh mạch, lượng dịch bù tuỳ thuộc vào lượng nước tiểu. Chú ý bù đủ cả điện giải.
- Khi tiểu < 3 lít/24h, không có rối loạn điện giải nặng: Cho uống oresol.
- Sau khoảng 5 ngày, nếu người bệnh vẫn tiểu nhiều, nên hạn chế lượng dịch truyền và uống vì thận đã bắt đầu phục hồi chức năng cô đặc. Theo dõi sát nước tiểu 24h để có thái độ bù dịch thích hợp.
– Giai đoạn phục hồi chức năng:
- Vẫn cần chú ý công tác điều dưỡng: Chế độ ăn cần tăng đạm khi ure máu đã về mức bình thường.
- Theo dõi định kỳ theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
- Tiếp tục điều trị nguyên nhân nếu có. Chú ý các tình trạng có thể dẫn đến suy thận mạn tính như: Bệnh lý cầu thận, bệnh lý kẽ thận,…
2.2. Bệnh thận mạn
Mục tiêu điều trị bệnh thận mạn
- Điều trị bệnh thận căn nguyên.
- Điều trị nguyên nhân gây giảm GFR (mức độ lọc máu của thận) cấp tính có thể hồi phục được.
- Điều trị làm chậm tiến triển của bệnh thận mạn.
- Điều trị các biến chứng tim mạch, và những yếu tố nguy cơ tim mạch.
- Chuẩn bị điều trị thay thế thận khi thận suy nặng.
Nguyên tắc điều trị bệnh thận mạn
Chiến lược chung để điều trị bệnh thận mạn được phân theo giai đoạn của phân độ bệnh thận mạn.
Giai đoạn 1: Chẩn đoán và điều trị bệnh căn nguyên, giới hạn yếu tố nguy cơ gây suy thận cấp, làm chậm tiến triển bệnh thận, điều trị yếu tố nguy cơ tim mạch.
Giai đoạn 2: Ước đoán tốc độ tiến triển bệnh thận.
Giai đoạn 3: Đánh giá và điều trị biến chứng.
Giai đoạn 4: Chuẩn bị điều trị thay thế thận.
Giai đoạn 5: Điều trị thay thế thận nếu có hội chứng ure huyết.
2.3. Bệnh thận mạn giai đoạn cuối
Mục tiêu của điều trị người mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối
- Chuẩn bị điều trị thay thế thận khi thận suy nặng.
- Điều chỉnh liều thuốc ở người bệnh suy thận.
- Điều trị các biến chứng của hội chứng ure huyết cao như: Thiếu máu, suy dinh dưỡng, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa canxi – phospho, rối loạn nước – điện giải.
- Điều trị các biến chứng tim mạch và các yếu tố nguy cơ.
Điều trị triệu chứng
Tùy theo bệnh nhân có triệu chứng bất thường nào thì chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Chỉ định điều trị thay thế thận
Trừ khi người bệnh từ chối, mọi người mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối, với biểu hiện của hội chứng ure huyết cao (thường xảy ra khi độ thanh thải creatinin dưới 15 ml/phút, hoặc sớm hơn ở người bệnh đái tháo đường) đều có chỉ định điều trị thay thế thận.
Các chỉ định điều trị thay thế thận:
Tăng kali máu không đáp ứng với điều trị nội khoa:
- Toan chuyển hóa nặng (khi việc dùng HCO3 có thể sẽ gây quá tải tuần hoàn).
- Quá tải tuần hoàn, phù phổi cấp không đáp ứng với điều trị lợi tiểu.
- Suy dinh dưỡng tiến triển không đáp ứng với can thiệp khẩu phần.
- Mức lọc cầu thận từ 5-10ml/ph/1,73m2 (hoặc BUN > 100mg/dL, creatinine huyết thanh > 10mg/dL).
Lựa chọn hình thức điều trị thay thế thận. Có ba hình thức điều trị thay thế thận bao gồm:
- Thận nhân tạo hoặc thẩm tách máu.
- Thẩm phân phúc mạc.
- Ghép thận.
2. Cách chữa bệnh suy thận bằng đông y
Bên cạnh phương pháp điều trị tây y thì các bài thuốc đông y chữa suy thận cũng được người bệnh áp dụng. Những bài thuốc đông y này sẽ giúp tăng cường chức năng thận, điều hòa khí huyết và nâng cao thể trạng. Một số bài thuốc được người bệnh áp dụng như:
Bài thuốc chữa tỳ thận khí hư
Nguyên liệu: Bạch truật 10g, sao du nhục, phụ tử, sơn dược, ba kích, tiêm mao, phục linh bì mỗi vị 15g; Đẳng sâm, bách bản mỗi vị 20g; Quế chi 2g.
Cách làm: Rửa sạch nguyên liệu rồi cho vào nồi đun với 1 lít nước. Người bệnh lấy nước uống hàng ngày.
Bài thuốc này sẽ giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng và tăng cường sức khỏe.

Bài thuốc chữa thận dương hư
Nguyên liệu: Địa hoàng thán 16g; Đỗ trọng, lộc giác giao mỗi vị 12g; Đương quy, quế quảng, đậu ký sinh, phụ tử chế mỗi thứ 8g; Kỷ tử 10g.
Cách làm: Rửa sạch nguyên liệu, cho vào nồi đun với 6 bát nước. Người bệnh uống liên tục trong 12 ngày, mỗi ngày một thang.
Bài thuốc này có tác dụng bổ thận, lợi tiểu, hoạt tinh và giảm đau.
Bài thuốc can thận âm hư
Nguyên liệu: Hạn liên thảo, rễ cây cỏ xước, kỷ tử, nữ trinh tử, thục địa mỗi vị 15g; Phục linh 12g; Trạch tả, hoài sơn, cúc hoa, đan bì mỗi vị 10g.
Cách làm: Rửa sạch nguyên liệu, cho vào ấm đun nhỏ lửa trong 30 – 45 phút. Người bệnh nên uống liên tục trong vòng 1 tháng.
Bài thuốc này sẽ giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng bệnh thận âm hư.
Bài thuốc trị khí âm lưỡng hư
Nguyên liệu: Bách bản 30g; Thái tử sâm 20g; Địa hoàng thán, sơn dược, phục linh bì, biển đậu, mạch môn mỗi vị 15g; Ngũ vị tử 10g; Kỷ tử 12g.
Cách làm: Rửa sạch nguyên liệu rồi cho vào nồi đun ngập nước, nhỏ lửa trong 30 – 45 phút. Người bệnh dùng 3 thang 1 ngày tương ứng với 3 lần sau khi ăn.
Bài thuốc chữa suy thận này có hiệu quả tốt trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh là do khí âm lưỡng hư.
Bài thuốc điều trị can thận âm hư
Nguyên liệu: Đan bì, trạch tả, sơn dược, kê túc mỗi vị 10g; Phục linh bì, liên thảo, rễ cây cỏ xước mỗi vị 12g; Nữ trinh tử, tang ký sinh, kỷ tử mỗi vị 15g.
Cách làm: Rửa sạch các vị thuốc rồi đem sắc với 1 lít nước, khi còn một nửa thì nhấc ra, để nguội và uống.
Bài thuốc này sẽ giúp người bệnh suy thận thoát khỏi tình trạng mệt mỏi, khó chịu.
Trên đây là tất cả các phương pháp điều trị suy thận cả tây y và đông y mà người bệnh có thể tham khảo. Dù áp dụng phương pháp nào thì người bệnh phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ sau khi thăm khám.