Trong một thông cáo báo chí của WHO, với sự đánh giá trên toàn cầu về vấn đề ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng hằng năm, cho thấy gần 1 phần 10 dân số thế giới mắc bệnh do thức ăn độc hại.
1. Ngộ độc thực phẩm là gì?
Ngộ độc thực phẩm còn gọi là bệnh do thực phẩm là tình trạng cấp tính sau khi ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn. Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm là do các mầm bệnh (vi khuẩn hoặc virus) hoặc các độc tố (chất độc sinh ra từ vi trùng) lan truyền qua thực phẩm.

2. Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm
Đau bụng và đầy hơi: Cảnh báo dạ dày đang bị rối loạn. Nếu đau bụng ngày càng tăng và tiêu chảy chính là triệu chứng ngộ độc thực phẩm. Tiêu chảy có thể ra máu, đặc biệt khi ngộ độc thực phẩm là do vi khuẩn Shigella, Salmonella, Campylobacter hoặc vi khuẩn E. coli gây ra. Triệu chứng này có thể nặng hơn đối với người già hay trẻ em dưới 5 tuổi vì hệ miễn dịch yếu hơn.– Buồn nôn và lợm giọng: Là triệu chứng thông thường của ngộ độc thực phẩm. Sau khi ăn hoặc uống thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày), người bị nhiễm độc có triệu chứng buồn nôn và nôn ngay. Người bệnh nôn nhiều thường dẫn đến tình trạng rối loạn nước và chất điện giải.– Sốt: Ngoài các triệu chứng nêu trên, cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu nóng lên và có triệu chứng như cúm sau khi ngộ độc thực phẩm. Thông thường sốt do bị ngộ độc thực phẩm là sốt nhẹ. Nếu nhiệt độ cao hơn 38◦C cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn chặn các biến chứng.– Đau đầu, chóng mặt là các triệu chứng có thể xảy ra khi bị mất nước do tiêu chảy nặng.– Đau người là triệu chứng không phổ biến ở hầu hết các loại ngộ độc thực phẩm, nhưng là đặc trưng của bệnh listeriosis – một chứng bệnh do ăn thức ăn bị nhiễm Listeria monocytogenes.
3. Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm
+ Tại sao bị ngộ độc thực phẩm? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Dưới đây là một vài nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm:
+ Ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm men và nấm mốc).
+ Ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị biến chất, ôi thiu: Một số loại thực phẩm khi để lâu hoặc bị ôi thiu thường phát sinh ra các loại chất độc (dầu, mỡ dùng đi dùng lại nhiều lần…).
+ Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc: Khi ăn phải các thực phẩm có sẵn chất độc rất có thể bị ngộ độc như cá nóc, cá cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm, một số loại quả đậu….
+ Ngộ độc thực phẩm do nhiễm các chất hóa học: Do thực phẩm được nuôi trồng, chế biến tại các khu vực mà nguồn nước, đất bị ô nhiễm các loại kim loại nặng; do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; do phụ gia thực phẩm; do các chất phóng xạ.
4.Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm
+ Chọn thực phẩm tươi sạch.– Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm.
+ Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ.
+ Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ.
+ Ăn ngay sau khi thức ăn vừa nấu xong hoặc vừa chuẩn bị xong.
+ Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn
+ Không đưa quá nhiều thức ăn còn ấm hoặc thức ăn còn đang nóng vào tủ lạnh.
+ Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín.
+ Bảo quản tốt các thực phẩm đóng gói theo đúng yêu cầu ghi của nhãn.
+ Giữ vệ sinh cá nhân tốt.
+ Sử dụng nước sạch trong ăn uống.
+ Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
+ Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ.