Hẹp bao quy đầu là hiện tượng da quy đầu bao lấy dương vật và không kéo xuống được ngay cả khi dương vật cương cứng. Phần lớn trẻ em nam sinh ra đều bị hẹp, tuy nhiên khi lớn lên chúng sẽ tự tuột ra. Một số trường hợp cần điều trị hẹp bao quy đầu bằng phẫu thuật để cắt da quy đầu.
1. Triệu chứng, dấu hiệu hẹp bao quy đầu
Triệu chứng hay gặp nhất của hẹp bao quy đầu là phần da đầu dương vật ôm sát vào quy đầu trẻ khiến bao quy đầu không thể kéo tuột khỏi quy đầu được. Triệu chứng này sẽ cải thiện dần theo từng độ tuổi.
Triệu chứng có thể dễ dàng quan sát là trẻ cảm thấy đau đớn, không muốn đi tiểu, khi đi tiểu sẽ phồng ở phần đầu dương vật, nước tiểu đục hoặc có mùi hôi. Bao quy đầu của trẻ hay tấy đỏ và ngứa ngáy cũng là triệu chứng đáng chú ý. Thấy khó tiểu, phải rặn nhiều làm phồng bao quy đầu.
Dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh thường là trẻ thường xuyên quấy khóc khi đi tiểu, trẻ gồng mình rặn tiểu, đỏ mặt, biếng ăn… Các bậc phụ huynh cần chú ý để điều trị cho trẻ kịp thời.
2. Điều trị hẹp bao quy đầu
Hẹp bao quy đầu có thể là biểu hiện sinh lý hoặc bệnh lý. Điều cần làm là xác định đâu là hẹp bao quy đầu sinh lý, đâu là hẹp bao quy đầu bệnh lý để có cách điều trị phù hợp.
2.1 Điều trị hẹp bao quy đầu tại nhà
Nếu là hẹp bao quy đầu sinh lý, bao quy đầu dính với quy đầu một cách tự nhiên để bảo vệ quy đầu và lỗ tiểu lúc trẻ mới sinh ra, chiếm khoảng 96%. Trong 3 năm đầu, khi dương vật to dần, lớp bề mặt da sẽ bong ra mà không cần phải tác động gì.
Cha mẹ cũng có thể chữa hẹp bao quy đầu tại nhà cho trẻ bằng cách thực hiện bài tập kéo căng da quy đầu. Dùng dầu dưỡng dành cho trẻ làm chất bôi trơn, sau đó kéo nhẹ nhàng da quy đầu về phía trước (ra xa người bé) vài lần, rồi kéo ngược lại nhẹ nhàng về phía sau (tới mức bé chịu đựng được và không bị đau) và giữ nguyên tư thế này trong vài phút. Thực hiện đều đặn 2 -3 lần mỗi ngày.
2.2 Điều trị hẹp bao quy đầu bằng can thiệp của bác sỹ
Nếu hẹp bao quy đầu ảnh hưởng đến khả năng vào cương cứng hoặc khả năng đi tiểu hoặc nếu có các triệu chứng khác, bạn nên đi khám bác sĩ. Nhiễm trùng bao quy đầu với các biểu hiện hay đổi màu sắc của quy đầu hoặc bao quy đầu, đau, ngứa, sưng. Nếu có các triệu chứng trên cần đưa bệnh nhân đến bác sỹ để khám và điều trị.
Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sỹ có thể chỉ định thuốc bôi hẹp bao quy đầu cho trẻ em (thuốc mỡ steroid tại chỗ) giúp làm mềm bao quy đầu và làm cho việc rút lại dễ dàng hơn. Thuốc mỡ được mát xa vào khu vực xung quanh quy đầu và bao quy đầu hai lần một ngày trong vài tuần.
Nhiều phụ huynh thắc mắc hẹp bao quy đầu có nên cắt không, câu trả lời là có. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, cắt bao quy đầu hoặc một thủ tục phẫu thuật tương tự được chỉ định. Cắt bao quy đầu là loại bỏ toàn bộ bao quy đầu. Phẫu thuật mổ hẹp bao quy đầu cắt bỏ một phần của bao quy đầu.
Điều trị cụ thể trong từng trường hợp như sau:
– Trẻ dưới 3 tuổi, hẹp bao quy đầu sinh lý, không có biến chứng thì không cần thiết can thiệp, kể cả nong tại nhà khi trẻ tắm.
Trường hợp trẻ hẹp bao quy đầu có biến chứng có thể điều trị nhiễm trùng cho trẻ trước, sau đó bôi thuốc betamethasone 0,05% (một loại thuốc bôi hẹp bao quy đầu ở trẻ em) một lần trên ngày trong 4 tuần và nong bao quy đầu trẻ nhẹ nhàng lúc tắm cho trẻ.
– Nếu trẻ đã 3-4 tuổi mà bao quy đầu vẫn chưa tuột xuống được thì có thể bôi thuốc Betamethasone 0,05% lên bao quy đầu, 1-2 lần mỗi ngày trong khoảng 4-6 tuần.
– Nếu trẻ 7-8 tuổi mà bao quy đầu vẫn chưa tuột được, việc bôi thuốc cũng không có kết quả. Khi tiểu quy đầu bị căng phồng thì nên phẫu thuật để cắt da quy đầu.
-Trường hợp trẻ chỉ bị hẹp quy đầu nhẹ thì nên đợi đến độ tuổi dậy thì mới tiến hành cắt quy đầu bằng cách gây tê tại chỗ.