Ốm nghén là cảm giác buồn nôn khó chịu của phụ nữ mang thai. Chúng thường xuất hiện vào tam cá nguyệt thứ nhất. Tuy nhiên, một số bà bầu bị ốm nghén nặng dẫn đến tình trạng mất nước, thiếu hụt dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ. Các trường hợp này cần phải điều trị ốm nghén hiệu quả.
1. Khi nào cần điều trị ốm nghén
Trong ba tháng đầu của thai kỳ, nhiều phụ nữ trải qua cơn buồn nôn và nôn được gọi là ốm nghén. Các triệu chứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ngày hay đêm. Thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ, cực đại vào khoảng tuần 9 và biến mất vào tuần 16 đến 18. Mặc dù khó chịu, ốm nghén được coi là một phần bình thường của một thai kỳ khỏe mạnh.
Ốm nghén là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai
Nhưng điều không bình thường là khi ốm nghén trở nên nghiêm trọng đến mức người phụ nữ thường xuyên nôn mửa nhiều lần trong ngày, giảm cân và mất nước hoặc có nguy cơ bị mất nước.
Nếu có các triệu chứng báo hiệu tình trạng ốm nghén nặng cần điều trị:
- Buồn nôn kéo dài suốt cả ngày, khiến bạn không thể ăn hoặc uống
- Nôn mửa xảy ra ba đến bốn lần mỗi ngày. Hoặc không có khả năng giữ bất cứ thứ gì trong dạ dày
- Ói mửa có màu nâu hoặc có máu hoặc vệt máu trong đó
- Giảm cân
- Ngất xỉu hoặc chóng mặt
- Đau đầu tái phát
- Đi tiểu giảm
- Nhịp tim nhanh
- Khó chịu, mùi trái cây hoặc mùi cơ thể
Một số dấu hiệu phân biệt ốm nghén thường và ốm nghén nặng:
Ốm nghén thông thường | Ốm nghén nặng |
Buồn nôn đôi khi kèm theo nôn | Buồn nôn kèm theo nôn mửa dữ dội |
Buồn nôn giảm dần sau 12 tuần hoặc ngay sau đó | Buồn nôn mà không giảm |
Nôn mà không gây mất nước nghiêm trọng | Nôn mửa gây mất nước nghiêm trọng |
Nôn mửa cho phép bạn giữ một số thực phẩm xuống | Nôn không cho phép bạn giữ bất kỳ thực phẩm nào |
2. Ốm nghén nặng có nguy hiểm không?
Người ta tin rằng ốm nghén nặng là do sự gia tăng nồng độ hormone. Các triệu chứng của ốm nghén nặng thường tăng lên khoảng 9 tuần và có xu hướng giảm dần sau mốc 20 tuần. Sự buồn nôn và nôn mửa suốt ngày đêm có thể gây nguy hiểm đối với người mẹ và thai nhi bao gồm: mất nước, giảm cân và suy dinh dưỡng, tăng nguy cơ sinh non.
2.1 Ốm nghén nặng gây nguy hiểm cho mẹ bầu
Ốm nghén nặng có thể khiến mẹ bầu bị thiếu dinh dưỡng, giảm cân, mất nước
Mất nước, mất cân bằng điện giải:
Nếu mẹ bầu buồn nôn, nôn nhiều lần trong ngày, bị mất nhiều chất lỏng hơn đi vào. Cơ thể sẽ không có đủ nước và các chất lỏng khác để thực hiện chức năng bình thường. Mất nước nhiều có thể dẫn đến tình trạng ketosis, acid tích tụ các trong máu và nước tiểu gây toan chuyển hóa rất nguy hiểm. Nhiều người không biết ốm nghén có nên truyền nước không? Trong trường hợp mẹ bầu có dấu hiệu mất nước phải chỉ định truyền nước theo chỉ định của bác sỹ.
Thiếu dinh dưỡng, giảm cân:
Khi mẹ bầu nôn quá nhiều, các thức ăn chưa kịp được hấp thu các chất dinh dưỡng đã bị tống ra ngoài. Hơn nữa, việc nôn, buồn nôn nhiều lần khiến mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn càng làm cho tình trạng thiếu dinh dưỡng nặng thêm. Trung bình trong thai kỳ mẹ bầu cần tăng 8-10 kg cân nặng. Nhưng một số trường hợp ốm nghén nặng thai phụ bị giảm cân.
2.2 Ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Có nhiều mẹ thắc mắc rằng ốm nghén có ảnh hưởng tới thai nhi không. Câu trả lời là có. Ốm nghén hông chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, tình trạng ốm nghén nặng còn tác động đến sự phát triển của trẻ:
Sinh non: Một nghiên cứu trên 81.000 phụ nữ cho thấy những người bị ốm nghén nặng có khả năng sinh con cao hơn 23% trước 34 tuần so với những phụ nữ ốm nghén thường. Dinh dưỡng kém và tăng cân quá ít là nguyên nhân gây ra nguy cơ này.
Nguy cơ rối loạn tâm lý ở trẻ em: Căng thẳng và lo lắng khi mang thai cũng như suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não của thai nhi. Ngoài ra, phụ nữ bị ốm nghén nặng có thể gặp các vấn đề về tâm lý hoặc thể chất sau khi mang thai gây cản trở khả năng gắn kết với con của họ.
3. Điều trị ốm nghén hiệu quả
Phụ nữ ốm nghén nặng nên chia nhỏ bữa ăn, tránh các đồ ăn kích thích
Nên hỏi ý kiến bác sỹ về cách để giảm ốm nghén hiệu quả, một số loại thuốc chống nôn, vitamin có thể được sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Điều trị y tế có thể bao gồm:
- Truyền dịch tĩnh mạch (IV) giúp bù lượng dịch bị mất do nôn nhiều.
- Bổ sung vitamin và dinh dưỡng. Giúp phòng ngừa thiếu hụt các chất, mẹ tăng cân, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Nếu cần thiết, người phụ nữ cũng có thể dùng thuốc để chống nôn bằng miệng hoặc tiêm tĩnh mạch. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên ăn thực phẩm với gừng hoặc bổ sung vitamin B6 để giúp giảm bớt buồn nôn:
- Ăn kiêng
- Ăn nhiều bữa nhỏ
- Uống nhiều nước khi không cảm thấy buồn nôn
- Tránh thức ăn cay và béo
- Ăn đồ ăn nhẹ giàu protein
- Tránh các kích thích giác quan có thể đóng vai trò kích hoạt
Trên đây là những lưu ý để trị ốm nghén hiệu quả. Với việc điều trị, phụ nữ bị ốm nghén nặng có thể cảm thấy tốt hơn và nhận được sự nuôi dưỡng cần thiết để giúp cả mẹ và em bé phát triển khỏe mạnh.